Browsing by Author Hồ Thị Kim Thanh

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results 1 to 8 of 8
  • BB.0000327.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Lê Thị Thúy Hiền; Nguyễn Thị Bạch Yến; Dương Hồng Lý; Hồ Thị Kim Thanh (2020)

  • Chi phí điều trị đái tháo đường typ 2 với nhiều biến chứng nặng nề là gánh nặng đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Nghiên cứu nhằm xác định và phân tích chi phí trực tiếp cho điều trị và một số chi phí trực tiếp ngoài điều trị của người bệnh ĐTĐ typ 2 cao tuổi điều trị ngoại trú Nghiên cứu tiến hành với 99 người bệnh ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020 thu được kết quả như sau: Tổng CP trung bình cho một lần điều trị ngoại trú là 2785129 đồng: trong đó CP trực tiếp cho điều trị là 1233838 đồng, một số CP trực tiếp ngoài điều trị là 1551291 đồng. CP thuốc chiếm tỷ trọng lớn nhất (78,0%) trong tổng CP trực tiếp cho điều trị...

  • BB.0000062.pdf.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Phóng; Hồ Thị Kim Thanh (2019)

  • Nghiên cứu mô tả thực trạng thái độ kỳ thị người cao tuổi của bác sĩ tuyến y tế cơ sở ở một số địa phương. 108 bác sĩ tuyến y tế cơ sở tại Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Điện Biên được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền gồm 2 phần: đặc điểm nhân khẩu - xã hội học và 2 bộ câu hỏi AAS (Thái độ phân biệt tuổi già, điểm từ 23-115) và FSA (Bộ câu hỏi Fraboni về phân biệt tuổi già, điểm từ 29-116). Điểm FSA và AAS trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu lần lượt là 66,58 ± 6,62 và 67,81 ± 7,29 điểm. Như vậy, bác sĩ tuyến y tế cơ sở có thái độ trung lập với người cao tuổi.

  • BB.0000229.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Đỗ Thị Thanh Toàn; Nguyễn Thu Trang; Hồ Thị Kim Thanh; Nguyễn Thị Thu Hường (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 374 cán bộ tại Trường Đại học Y Hà Nội năm 2019 với mục tiêu đánh giá tính giá trị và tin cậy của thang đo năng suất làm việc SPS6 và HWQ. Điểm trung bình chung của thang điểm SPS6 và HWQ là 3,2 ± 0,7 và 7,8 ± 1,1 điểm tương ứng. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy SPS6 gồm 6 câu được chia thành 2 thành tố là “Hoàn thành công việc” (3 câu) và “Tránh xao nhãng” (3 câu) với độ tin cậy Cronbach alpha cao bằng 0,85 và 0,82 tương ứng. Với HWQ gồm 30 câu cho thấy đã loại bỏ 4 câu và được phân tích thành 3 thành tố là “Năng suất làm việc” (10 câu); “Đáp ứng với Xao nhiễu/Khó chịu” (8 câu) và “Hài lòng trong và ngoài công việc” (8 câu) với độ tin...

  • BB.0000230.pdf.jpg
  • magazine


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hường; Đỗ Thị Thanh Toàn; Trần Hải Vân; Hồ Thị Kim Thanh (2020)

  • Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 374 cán bộ Trường Đại học Y Hà Nội để đánh giá về mối tương quan giữa năng suất làm việc và một số chỉ số nhân trắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số các chỉ số nhân trắc như BMI, WHR ở nam cao hơn so với nữ giới, còn phần trăm mỡ cơ thể ở nữ giới lại cao hơn nam. Tình trạng thừa cân chiếm 18,7% và béo phì chiếm 17,0% (theo phân loại BMI). 13,3% có nguy cơ tích mỡ bụng (theo chỉ số vòng eo/vòng mông) và theo chỉ số phần trăm mỡ cơ thể có 20,8% có nguy cơ thừa cân và 4,9% là béo phì. Đánh giá tương quan với năng suất làm việc qua thang đo SPS6 (1 tháng qua) và HWQ (1 tuần qua) bước đầu cho thấy đã có mối liên quan giữa các chỉ số này, tuy nhiên các liê...